Chúng tôi chân thành cảm ơn!

Không ký vào biên bản phạt xe máy có bị xử lý như thế nào?
Biên bản phạt xe máy là loại giấy tờ để CSGT xử phạt những ai vi phạm luật giao thông đường bộ. Vậy không ký vào biên bản phạt xe máy bị xử lý như thế nào? Đây chính là nội dung chính mà chúng tôi sẽ phân tích và giải đáp cụ thể nhất, mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Không ký biên bản phạt xe máy thì bị phạt như thế nào?
Nhiều người vẫn thắc mắc tại sao có lỗi thì chỉ nộp phạt tại chỗ, lỗi vi phạm thì phải ký vào biên bản và nộp phạt tại kho bạc. Căn cứ theo Điều 56 – Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, không lập biên bản với trường hợp cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 VNĐ đối với cá nhân, phạt tiền 500.000 VNĐ đối với tổ chức. Các lỗi vi phạm này chỉ ra quyết định xử phạt hành chính tại chỗ.
Cá nhân vi phạm lỗi trên 250.000 VNĐ, tổ chức trên 500.000 VNĐ thì bắt buộc lập biên bản. Vậy không ký biên bản xử phạt xe máy thì xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (bổ sung 2020). Khi cá nhân/tổ chức vi phạm không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã tại nơi xảy ra vi phạm hoặc những người chứng kiến xác nhận (1 hoặc nhiều hơn). Nếu vẫn không có chữ ký của người chứng kiến hay chính quyền xã thì phải ghi lý do cụ thể vào biên bản.
Tóm lại, cá nhân hay đại diện tổ chức vi phạm khi điều khiển xe máy không ký vào biên bản thì vẫn nộp phạt, bởi được làm chứng của những người chính kiến hay đại diện chính quyền xã. Hiện nay vẫn chưa có quy định xử lý phạt thêm lỗi khi không ký vào biên bản (chỉ yêu cầu nộp đủ tiền phạt). Tuy nhiên nếu vi phạm hành chính khi được phát hiện nhờ sử dụng thiết bị kỹ thuật, phương tiện, nghiệp vụ thì bắt buộc lập biên bản.
Có phải không ký vào biên bản là chống người thi hành công vụ không?
Điều 330 Bộ luật hình sự có nêu rõ về tội chống người thi hành công vụ. Trường hợp dùng vũ lực đe dọa hay dùng thủ đoạn khác cản trở người đang thi hành công vụ hoặc ép người thì hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị phát cải tạo không giam giữ đến 3 tháng hoặc phạt tù 6 – 36 tháng. Như vậy, hành vi không ký vào biên bản không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.
Nội dung biên bản phạt xe máy
Mẫu biên bản phạt xe máy phải được cơ quan có thẩm quyền ban hành, trong biên bản có nội dung cơ bản gì? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu:
- Tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản (Công an huyện/quận, công an tỉnh, công an thành phố).
- Quốc hiệu.
- Tên biên bản: Biên bản vi phạm hành chính (trong lĩnh vực giao thông đường bộ).
- Thời gian lập biên bản.
- Tên người có thẩm quyền lập biên bản và chức vụ. Nếu là tổ chức thì ghi tên người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp (không phải tên tổ chức, doanh nghiệp).
- Địa điểm lập biên bản (nơi xảy ra vi phạm hoặc có thể là trụ sở cơ quan làm việc người có thẩm quyền lập biên bản (trụ sở công an huyện/quận, công an tỉnh, công an thành phố).
- Điền đầy đủ căn cứ về việc lập biên bản: Kết luận, biên bản làm việc, kết quả ghi nhận của thiết bị kỹ thuật, phương tiện và nghiệp vụ để phát hiện lỗi vi phạm hành chính khi tham gia giao thông bằng xe máy.
- Ghi đầy đủ giấy phép lái xe của người vi phạm (A1, A2,…).
- Nếu cá nhân/tổ chức trốn tránh không ký vào biên bản thì người có thẩm quyền phải yêu cầu 2 người chứng kiến hoặc đại diện cơ quan thẩm quyền cấp xã làm chứng.
Các trường hợp xử phạt bằng biên bản phạt xe máy
Khi điều khiển xe máy bạn không may bị CSGT xử phạt hành chính, bạn cần biết các trường hợp bạn bị lập biên bản vi phạm giao thông đường bộ như sau:
- Tại thời điểm người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông, nhưng bạn không có hoặc không xuất trình những giấy tờ như giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe hoặc giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật – bảo vệ môi trường (nếu có).
- Cá nhân bị phạt trên 250.000 VNĐ, tổ chức bị phạt hành chính trên 500.000 VNĐ.
- Vi phạm được phát hiện nhờ các thiết bị kỹ thuật, phương tiện, nghiệp vụ vẫn bị lập biên bản.
Biên bản xử phạt xe máy có hiệu lực bao lâu?
Hiệu lực biên bản được ghi cụ thể trong điều 66 – Luật Xử lý vi phạm 2012, quy định người có thẩm quyền xử phạt hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 7 ngày (bắt đầu từ thời điểm lập biên bản).
Trường hợp các vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, không thuộc hoặc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt trong thời gian 30 ngày (bắt đầu từ thời điểm lập biên bản).
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, cần giải trình, thời gian xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết phải báo cáo với thủ trưởng trực tiếp văn bản xin gia hạn, thời gian gia hạn không quá 30 ngày.
Tóm lại biên bản phạt xe máy có 3 mức độ thời gian: thông thường 7 ngày, vụ việc có tình tiết phức tạp tối đa 30 ngày, vụ việc đặc biệt quan trọng 60 ngày.
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc không ký biên bản phạt xe máy thì bị xử lý như thế nào? Ký biên bản phạt xe máy là bắt buộc nếu bạn thuộc các trường hợp trên. Hy vọng rằng những thông tin trên giúp bạn thận trọng hơn khi điều khiển giao thông, tránh bị lập biên bản đáng tiếc.