Chúng tôi chân thành cảm ơn!

Ví dụ về nghiên cứu định lượng – Phương pháp Marketing Research
Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và đưa ra ví dụ về nghiên cứu định lượng để hiểu hơn về một trong những phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu thị trường (Marketing Research). Mời các bạn cùng theo dõi bài viết ngay sau đây của chúng tôi nhé!
Tìm hiểu nghiên cứu định lượng là gì?
Nghiên cứu định lượng là một trong những phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu nhằm đưa ra kết luận dựa trên các số liệu thu được từ thị trường.
Phương pháp nghiên cứu định lượng phù hợp trong nghiên cứu về hành vi, ý kiến, cũng như thái độ của người được khảo sát. Các mẫu kết quả thu thập được sẽ được tổng hợp thành một mẫu kết quả tổng thể lớn hơn.
Thu thập dữ liệu từ phương pháp nghiên cứu định lượng thường sẽ có cấu trúc hơn so với dữ liệu thu thập từ phương pháp định tính (sẽ nói kỹ hơn về phương pháp định tính ở bài viết khác). Hình thức khảo sát sẽ bao gồm nhiều cách khác nhau như: khảo sát online, khảo sát trên giấy, khảo sát qua điện thoại, khảo sát qua email,…
Phương pháp nghiên cứu định lượng thông thường sẽ dựa trên các lý thuyết, suy luận để đo lường các yếu tố nghiên cứu, kiểm tra các mối quan hệ tương quan giữa các biến dưới dạng thống kê và số đo.
Kỹ thuật phân tích kết quả định lượng
Áp dụng kỹ thuật thống kê trong việc tóm tắt dữ liệu, mô tả các mẫu nghiên cứu có được từ khảo sát và từ đó kết nối các mối quan hệ có liên quan với nhau để hình thành báo cáo với các thông tin dữ liệu hữu ích, dễ đọc. Từ báo cáo có được nhầm giúp đưa ra quyết định chính xác hơn. Bao gồm hai kỹ thuật thống kê như sau:
Kỹ thuật thống kê mô tả
Đây là kỹ thuật liên quan đến phương pháp thu thập số liệu, tóm tắt dữ liệu, mô tả lại thông tin thu thập được từ kết quả khảo sát để phản ánh một cách tổng quát chính xác nhất về đối tượng nghiên cứu.
Kỹ thuật thống kê suy luận (Inferential statistics)
Đây là kỹ thuật bao gồm các phương pháp về ước lượng, phân tích các mối liên hệ giữa việc nghiên cứu, dự đoán hoặc đưa ra quyết định dựa trên các thông tin thu thập có được từ kết quả khảo sát..
Phương pháp nghiên cứu định lượng có những ưu điểm và nhược điểm gì?
Nghiên cứu định lượng có những ưu điểm gì?
- Dữ liệu có được từ phương pháp nghiên cứu định lượng có thể được giải thích bằng phân tích thống kê, và vì thống kê thì được dựa trên các nguyên tắc toán học, chính vì thế mà phương pháp nghiên cứu định lượng được xem là một trong những phương pháp khoa học và hợp lý. Do đó có thể nói nghiên cứu định lượng phù hợp để kiểm chứng các giả thuyết được đặt ra.
- Kết quả nghiên cứu cho độ tin cậy cao. Nên có thể khái quát hóa lên cho tổng thể mẫu từ kết quả nghiên cứu định lượng.
- Có thể xử lý một lượng lớn dữ liệu một cách chính xác và nhanh chóng thông qua các phần mềm phân tích. Hạn chế những lỗi kỹ thuật ở mức thấp nhất trong quá trình con người xử lý số liệu.
Nghiên cứu định lượng có nhược điểm gì?
- Phương pháp nghiên cứu định lượng không xác định rõ được hành vi của con người.
- Người thực hiện nghiên cứu nếu quá tập trung vào việc kiểm định các giả thuyết đặt ra có thể bỏ lỡ các chi tiết giá trị của cuộc khảo sát.
- Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng phần lớn người thực hiện nghiên cứu không có khả năng giải thích hoặc làm rõ những câu hỏi cho người được khảo sát nếu như họ không hiểu rõ câu hỏi được đưa ra.
- Trong một số trường hợp do ngữ cảnh có thể xảy ra sai số do một số câu trả lời của đối tượng có thể bị thay đổi. Chính vì thế ảnh hưởng đến nội dung của cuộc khảo sát.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng có độ phức tạp cao nên vì thế gây mất nhiều thời gian để thiết kế quy trình nghiên cứu.
- Ngoài ra nghiên cứu định lượng cần một lượng lớn mẫu khảo sát để có thể khái quát hóa cho tổng thể nên chi phí bỏ ra để thực hiện nghiên cứu định lượng là rất lớn.
Một số ví dụ về nghiên cứu định lượng
Như chúng ta cũng đã hiểu phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu thu thập được có thể giúp bạn trả lời câu hỏi người dùng đã làm gì.
Xét một ví dụ về nghiên cứu định lượng như sau: Nếu bạn thực hiện đo lường hành vi của người dùng trên một website. Bạn sẽ biết được được rằng nút A có 25% số người đã nhấp vào, 15% số người đã nhấp vào nút B và sau đó là nút C,… Điều này thực sự rất cần thiết và bạn hoàn toàn có thể chạy thử nhiều phiên bản khác nhau của các trang web để xem liệu hành vi của mọi người có bị bạn làm thay đổi hay không?
Hay một ví dụ đơn giản hơn: Bạn đưa ra một loạt các câu trả lời cho câu hỏi “Trong email kiểu chào hỏi nào là phổ biến nhất?”. Dựa vào kết quả có được từ cuộc khảo sát bạn có thể đo lường được tỉ lệ % câu trả lời nào mà người dùng thường xuyên sử dụng nhất để chào hỏi khi viết email.
Lời kết
Qua bài viết cùng những ví dụ về nghiên cứu định lượng mà chúng tôi vừa chia sẻ bên trên, hy vọng rằng sẽ giúp ích được ít nhiều trong công việc sắp tới của các bạn.